Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Cây cao su là một loại cây công nghiệp được nhà nước ta chú trọng đầu tư vì nó là một loại nguyên liệu chủ lực đóng góp to lớn vào nền kinh tế nước nhà. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới thì nhu cầu tiêu thụ cao su ngày một cao, cao su được sử dụng rộng rãi từ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như ủng cao su, giầy dép, găng tay, dây đeo đồng hồ… cho đến nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu. Xong bên cạnh những lợi ích mà cao su mang lại thì còn đó những tác hại mà ngành công nghiệp này tác động đến đời sống ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng bởi thành phần hóa học và cấu tạo của mủ cao su có chứa nhiều chất gây ô nhiễm. Nếu không được xử lý bằng các phương pháp như hóa –lý, phương pháp hóa học hay phương pháp sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải cao su mà thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

 

Thành phần và cấu tạo của mủ cao su

Mủ từ cây cao su (Hevea brasiliensis là tên gọi quốc tế của cây cao su) là một huyền phù thể keo, chứa khoảng 35% cao su. Cao su này là một Hydrocacbon có cấu tạo hóa học là 1,4 – sis – polyisopren, có mặt trong mủ cao su dưới dạng các hạt nhỏ được bao phủ bởi một lớp các phospholipid và protein. Kích thước các hạt nằm trong khoảng 0,02µm đến 0,2µm.

Nước chiếm khoảng 60% trong mủ cao su và khoảng 5% còn lại là những thành phần khác của mủ, gồm có khoảng 0,7% là chất khoáng và khoảng 4,3% là chất thải hữu cơ. Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ thanh hoặc serium.

Hạt cao su hình cầu có đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn loạn (chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng 7,4.1012 hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn định.

 

Thành phần hóa học của latex

Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene[C5H8]n) có khối lượng phân tử 105 – 107. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của carbonhydrate. Cấu trúc hóa học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene):

cau-truc-hoa-hoc-mu-cao-su-tu-nhien

Thành phần Phần trăm (%)
Cao su 35-40%
Protein 2%
Quebrachilol 1%
Xà phòng, acid béo 1%
Chất vô cơ 0.5%
Nước 50-60%

Bảng thành phần hóa học của mủ cao su

Ở nước ta, hàng năm ước tính khoảng 5.000.000m3 nước thải do ngành chế biến mủ cao su thải ra. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như acetic, đường, protein, chất béo… Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận nhưng chưa được xử lý hoàn toàn ảnh hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước. Ngoài ra vấn đề mùi hôi phát sinh do chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H2S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Vì thế tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng sẽ không bền vững nếu nhà nước ta, các cơ sở sản xuất mủ cao su không chú trọng đến yếu tố môi trường và xã hội.

Tags: Thành phần hóa học mủ cao sao , nước thải cao su , cấu tạo mủ cao su
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status