Một trong những điều khiến người chăn nuôi lo sợ đó chính là thời tiết. Năm nào thời tiết thuận lợi thì những hộ nuôi lời cao, còn năm nào thời tiết, khí hậu khắc nghiệt thì người nuôi vất vả. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân chính xuất hiện các bệnh dịch ở tôm như thời tiết khô và nóng kéo dài đã gây ra đợt dịch bệnh phân trắng nghiêm trọng cho con tôm, còn thời tiết lạnh kéo dài sẽ khiến khả năng bắt mồi, khả năng tiêu hoá, sức đề kháng và hoạt động của hệ thống thần kinh của tôm giảm. Vì tôm là động vật biến nhiệt, hoạt động trao đổi chất của nó sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nước ao. Nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi cho bệnh virus gây hại, đặc biệt virus đốm trắng, tôm kém ăn dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt. Vậy cách khắc phục hiện tượng tôm kém ăn khi thời tiết thay đổi như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu giải pháp từ những kỹ sư thủy sản Việt Nam dưới đây.
Hiện tượng tôm bỏ ăn khi thời tiết thay đổi thất thường. Photo by internet
Giải pháp khắc phục hiện tượng tôm kém ăn khi thời tiết thay đổi
Vào những ngày thời tiết thay đổi, không những sức ăn của tôm giảm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm nuôi. Do vậy, cần có những biện pháp khắc phục kịp thời như: Duy trì độ sâu thích hợp cho ao nuôi từ (1,2 - 1,4 m); hạn chế hiện tượng nhiệt độ thay đổi nhanh, dao động trong ngày lớn bằng cách che bạt...; khi trời mưa lớn cần bố trí quạt nước với công suất phù hợp với số lượng tôm nuôi; thường xuyên theo dõi, quan trắc yếu tố môi trường để có biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời; bên cạnh đó, quản lý tốt mật độ tảo trong ao, hiện tượng tảo tàn.
Đối với những ao nuôi đã bị nhiễm bệnh dịch thì người nuôi tôm cần xác định loại dịch bệnh mà tôm mắc phải là gì? Và tìm hiểu cách khắc phục từ các chuyên gia, kỹ sư nuôi trồng. Đối với những ao nuôi bị nhiễm dịch đốm trắng phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp xử lý ít nhất hơn 40 ngày sau khi xử lý mới thả giống lại, trước khi thả giống cần chuẩn bị ao nuôi thật tốt, các biện pháp khử độc, xác trùng cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt nhằm hạn chế bệnh phát sinh trong giai đoạn đầu vụ. Mặt khác bà con nên ứng dụng nhiều quy trình xử lý ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học để giảm áp lực môi trường, đây là bước tiến bộ mới cần được áp dụng rộng rãi trong tình hình nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn trong những năm vừa qua.
Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi tôm cá EcoCleanTM 108 để xử lý ao nuôi. Photo by Moitruongdeal
Lưu ý trong việc sử dụng thức ăn của tôm sú để nuôi tôm thẻ chân trắng
Có nhiều người nuôi tôm sử dụng thức ăn của tôm sú để nuôi tôm thẻ chân trắng với mong muốn tôm trong ao nuôi nhanh lớn hơn. Nhưng ít người biết rằng thức ăn của tôm sú có hàm lượng protein cao so với thức ăn của tôm thẻ chân trắng, do đó, giá thức ăn của tôm sú sẽ tốn kém hơn. Khi sử dụng thức ăn của tôm sú cho tôm thẻ sẽ kéo theo chi phí nuôi bị tăng lên. Ngoài ra, nhu cầu protein của tôm thẻ chân trắng thấp hơn tôm sú, khi sử dụng thức ăn của tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thể không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước. Hơn nữa, đặc tính thức ăn của tôm thẻ chân trắng cũng khác so với thức ăn tôm sú do tập tính bắt mồi của chúng khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Do vậy, cần cân nhắc và tính toán kỹ khi sử dụng thức ăn tôm sú để nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trên đầy là cách khắc phục hiện tượng tôm kém ăn khi thời tiết thay đổi, cách xử lý khi ao nuôi tôm bị nhiễm dịch bệnh cũng như lưu ý trong việc sử dụng thức ăn của tôm sú để nuôi tôm thẻ chân trắng. Với mục đích giải đáp thắc mắc của bà con nuôi tôm, mong bà con áp dụng thật tốt vào quá trình nuôi của mình để đạt được hiệu quả cao trong vụ nuôi.