Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Bệnh đốm trắng ở tôm nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường. Nhiều người nuôi tôm đều rất am hiểu khi đã trải qua nhiều năm thất bại, và thời điểm lạnh kéo dài trong những năm vừa qua bệnh đốm trắng bùng phát thành dịch, thiệt hại nặng, nhất là các vùng nuôi trọng điểm như thị xã Vĩnh Châu, mức độ thiết hại trên 30%, cá biệt có vùng thiệt hại đến 70% như Vĩnh HIệp, Hòa Đông... vì thế hiện nay bà con tập trung cải tạo, xử lý ao nuôi an toàn trước khi thả giống. Bài viết hôm nay sẽ chia sẽ đến bà con cách xử lý ao nuôi tránh tôm thẻ bị bệnh đốm trắng, mời bà con theo dõi những thông tin dưới đây.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đốm trắng ở tôm

Các chuyên gia đưa ra tác nhân dẫn đến bệnh đốm trắng ở tôm là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào thời gian từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cá, chim..).

Nếu bà con nào nuôi tôm đã trãi qua thì sẽ thấy khi tôm mình nuôi nhiễm bệnh đốm trắng sẽ có biểu hiện như: hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ, vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân, vài ngày sau hàng loạt tôm trong hồ sẽ chết. Đây là biểu hiện bệnh đốm trắng do virus gây ra. Đối với con tôm bị đốm trắng do vi khuẩn gây ra sẽ có biểu hiện khác như: Quá trình lột xác của tôm chậm lại, tôm chậm phát triển, tôm bị đóng rong, mang bị bẩn, vài ngày sau sẽ chết rải rác. Lúc này quan sát sẽ thấy các đốm trắng hình thành khắp cơ thể của tôm.

 

Cach-xu-ly-ao-nuoi-tranh-tom-the-bi-benh-dom-trang

 

Biểu hiện của tôm bị bệnh đốm trắng. Photo by internet

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia về xử lý ao nuôi tránh tôm thẻ bị bệnh đốm trắng

Đối với ao nuôi bị thiệt hại phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp xử lý ít nhất hơn 40 ngày sau khi xử lý mới thả giống lại. Do tôm đang ở mức giá cao nên các hộ nuôi nôn nóng, tuy nhiên mầm bệnh đốm trắng còn tiềm ẩn trên tôm giống nên bà con phải hết sức thận trọng từ xử lý ao đến chọn giống tôm nuôi an toàn sạch bệnh. Trạm khuyến nông tại các địa phương khuyến cáo bà con nên chọn thời điểm thả giống sau tháng 3 do thời tiết thay đổi thất thường, mức chênh lệnh nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao nên sẽ không thuận lợi để thả giống vì thế bà con cần tập trung cải tại ao nuôi.

Bà con nuôi tôm cần có bước chuẩn bị ao nuôi thật tốt, các biện pháp khử độc, xác trùng cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt nhằm hạn chế bệnh phát sinh trong giai đoạn đầu vụ. Mặt khác bà con còn ứng dụng nhiều quy trình xử lý ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học để giảm áp lực môi trường, đây là bước tiến bộ mới cần được áp dụng rộng rãi trong tình hình nuôi tôm nước lợ gặp khó khăn trong những năm vừa qua.

Một số biện pháp xử lý ao nuôi tránh tôm thẻ bị bệnh đốm trắng được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng trong những năm vừa qua như nạo vắt, khử trùng đáy ao, xử lý nước ao bằng vi sinh xử lý ao nuôi tôm cá EcoCleanTM 108 trước khi thả giống hay mô hình lấy nước từ ao nuôi cá rô phi vào nuôi tôm để hạn chế sử dụng hóa chất xử lý ao đang từng bước được nâng rộng ở hầu hết các quy trình trong vụ nuôi năm vừa rồi.

 

vi-sinh-xu-ly-nuoc-thai-ao-nuoi-hai-san-ecoclean

 

Áp dụng các biện pháp sinh học để phòng ngừa bệnh đốm trắng cho tôm. Photo by Moitruongdeal

 

So với năm 2015 - 2016 thì các hộ nuôi cũng đã thấy nhiệt độ lạnh keo dài do vậy trong vấn đề này cũng sẽ tác động đến đặc điểm sinh học của tôm thẻ. Với tình hình hiện nay nhiệt độ thấp kéo dài ở mức thấp từ 22-24 ºC thì đây là những điều kiện tạo cho mầm bệnh bộc phát và tôm nuôi của bà con dễ bị thiệt hại.

Từ nay đến cuối tháng 3 bà con nên ngưng thả giống đối với những vùng đã có hiện tượng bệnh đốm trắng xảy ra. Và để làm sao việc nuôi tôm của bà con phải đi dúng quy luật thời tiết, khi thời tiết ổn định thích hợp và trong điều kiện thời tiết từ tháng 3 – 4 thì bà con nên tăng cường việc công tác theo dõi các bản tin dự báo để bà con tổ chức sản xuất mùa vụ năm 2017 đạt được thắng lợi.

Tags: Phòng bệnh đốm trắng cho tôm
Bài viết liên quan
Một trong những điều khiến người chăn nuôi lo sợ đó chính là thời tiết. Thời tiết nắng nóng kéo dài hay trời lạnh sẽ làm tôm nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng tôm kém ăn và chết hàng loạt.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status