Xử lý dầu mỡ trong nước thải

pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu tính pH trong ao nuôi xuống thấp sẽ làm tôm trong ao giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết hôm nay sẽ chia sẽ đến bà con nuôi tôm cách xử lý khi pH trong ao nuôi tôm xuống thấp.

Nước với pH thấp thì có tính acid và ngược lại với pH cao thì có tính kiềm. pH lý tưởng cho phần lớn động vật thủy sản nằm trong khoảng từ 06 – 8,5. Khoảng biến thiên pH nhỏ hàng ngày ở mức trên 8.5 thường xảy ra trong ao nuôi nhưng không gây hại đến tôm nuôi. Tuy nhiên nếu pH trên 9.0 trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng cho tôm nuôi giống như pH xuống thấp dưới ngưỡng tối ưu. Nếu như pH trong ao nuôi nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 10 thì sẽ gây tử vong cho tôm nuôi cũng như các động vật thủy sản khác.

Anh Lê Văn Sang, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang một người nuôi tôm đã từng gặp tình trạng pH xuống thấp cho biết:

Đối với con tôm, nếu pH trong ao nuôi xuống thấp rất dễ gặp tình trạng tôm bị dính chân không thể rút ra khỏi vỏ khi lột xác. Trường hợp này bà con thường gặp phải sau thời gian mưa lớn kéo dài.

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng pH trong ao nuôi tôm xuống thấp

Hiện tượng này thường xuất hiện ở các ao nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa hoặc những ao nuôi trên những vùng đất nhiễm phèn tiềm tàng. Sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm, thậm chí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải tạo tốt từ ban đầu.

 

chu-trinh-ph-hang-ngay-trong-ao-nuoi

Chu kỳ pH hàng ngày trong các ao nuôi trồng thủy sản

 

Cách xử lý khi pH và độ kiềm trong ao nuôi tôm xuống thấp

Khắc phục hiện tượng trên cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên, nếu pH và độ kiềm thấp cần bón vôi nông nghiệp CaCO3 200 - 300 kg/ha, liên tục trong 2 - 3 ngày. Trước những cơn mưa lớn cần rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 - 20 kg/m2 để tránh hiện tượng pH giảm thấp đột ngột.

Bên cạnh đó  bà con nuôi tôm cũng cần chú ý đến độ kiềm trong ao nuôi, bởi độ kiềm giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi. Độ kiềm trong ao nuôi giảm thường là do quá trình nitrat hóa. Amonia nitrogen (NH3) – chất thải chính có chứa ni tơ của động vật thủy sản – bị oxy hóa thành nitrat (NO3) bởi hoạt động của vi khuẩn khử ni tơ. Kết quả là ion hydro sẽ làm trung hòa độ kiềm, giảm khả năng đệm và làm gia tăng khả năng pH thấp vào buổi sáng. Để tránh trường hợp độ kiềm trong ao nuôi giảm bà con nên tuân thủ theo quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học kết hợp với việc bón vôi thường xuyên rất cần thiết để duy trì độ kiềm đầy đủ trong hệ thống nuôi thủy sản thâm canh mật độ cao – đặc biệt trong các ao hồ lót bạt và không thay nước.

Trên đây là cách xử lý khi pH trong ao nuôi tôm xuống thấp cũng như giải pháp duy trì độ kiềm trong ao nuôi tôm nói riêng và ao nuôi thủy sản nói chung, mong muốn rằng sẽ có ích cho quá trình nuôi của bà con. Ngoài ra, bà con có thể xem thêm cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm để tôm phát triển tốt hơn. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

 

Tags: Cách xử lý khi pH trong ao nuôi thủy sản xuống thấp , xử lý hiện tượng pH xuống thấp trong ao nuôi
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status