Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Vì tính hiệu quả của phương pháp xử lý nước thải bằng bể Aerotank mà hiện nay đã có nhiều phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính khác nhau được hình thành và ứng dụng trên cơ sở thay đổi cấu tạo của bể và phương cách cấp oxy. Những phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính đó là gì? Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây.

 

Nhung-phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-bang-bun-hoat-tinh

 

Những phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính. Photo by internet

 

Bể hiếu khí khuấy trộn hoàn toàn (Completely Mixed Tank)

Nước thải và bùn hoạt tính được khuấy trộn hoàn toàn trong bể sục. Nồng độ chất thải cũng như mức độ sử dụng oxy ở mọi phần của bể hiếu khí đều giống nhau. Loại bể này thường được áp dụng khi nước chảy liên tục vào bể khuấy trộn. Nước thải sau khi lắn và bùn hồi lưu được đưa vào bể sục sao cho chất hữu cơ và oxy hòa tan đồng đều theo chiều dài của bể. Thời gian nước thải lưu trong bể từ 3-5 giờ, tải trọng khoảng 0,8 – 2kg BOD5/m3/ ngày, lượng bùn hồi lưu từ 15-50%. Hàm lượng bùn 2500-4000mg/l, thời gian lưu bùn từ 5-15 ngày. Hiệu quả xử lý BOD là 85% - 90%.

 

Bể hiếu khí theo dòng chảy nút (Flug Flow Tank)

Bùn hoạt tính hồi lưu trộn cùng với nước thải đầu vào bể sục khí. Dòng chảy của nước thải và bùn hoạt tính qua bể hiếu khi chảy theo các vách ngăn. Nhu cầu sử dụng cơ chất và oxy giảm dần theo chiều dài của dòng chảy. Không khí cho vào đồng đều theo suốt chiều dài của bể hiếu khí.

Trong quá trình làm thoáng khí xảy ra sự hấp thụ, kết bông và oxy hóa các chất hữu cơ nhờ chế phẩm vi sinh (Vi sinh vật). Bùn hoạt tính được tách ra ở bể lắng thứ cấp. Thời gian nước thải lưu trong bể sục là 4-8h, lượng bùn hồi lưu 15-50%. Tải trọng khoảng 0,3-0,6 kg BOD5/m3/ngày với hàm lượng bùn khoảng 1500-3000mg/l, thời gian lưu bùn từ 5-15 ngày. Hiệu suất xử lý BOD khoảng 85-95%.

 

Bể hiếu khí làm thoáng theo bậc.

Đây là phương pháp cải tiến của phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính thông thường. Nước thải sau khi lắn qua bể lắng sơ cấp cho vào bể sục ở nhiều điểm tương ứng, như vậy nhu cầu oxy giảm dần.

Với biện pháp làm thoáng kéo dài thời gian lưu của bể sục để oxy hóa lượng lớn các chất hữu cơ và tạo ra lượng sinh khối lớn. Lượng bùn từ 2000-3500mg/l, thời gian lưu nước từ 3-5 giờ, tải trọng 0,5-0,9 kg BOD5/m3/ngày. Thời gian lưu bùn từ 5- 15 ngày, lượng bùn hồi lưu 25-75%. Khả năng khử BOD khoảng 86-95%.

 

Quá trình ổn định tiếp xúc (Contact – Srabiliziation Process)

Quá trình này gồm 2 bể riêng biệt, một bể ổn định bùn hoạt tính và bể kia là bể xử lý nước thải để bùn hoạt tính và nước thải tiếp xúc nhanh trong bể xử lý. Sau bể sục khí nước thải qua bể lắng thứ cấp và bùn hồi lưu đưa về bể ổn định. Nhu cầu làm thoáng khí chỉ bằng 50% so với công nghệ xử lý bùn hoạt tính cổ điển. Phương pháp này được sử dụng để xử lý nước thải mà chất hữu cơ chủ yếu ở trạng thái lơ lửng hoặc dạng keo, thời gian lưu nước trong bể ổn định 1,5-5 giờ, trong bể tiếp xúc 20 - 40 phút, lượng bùn hồi lưu 25-50%, thời gian lưu bùn 5-15 ngày. Hàm lượng bùn trong bể tiếp xúc là từ 1000-3000 mg/l, lượng bùn trong bể ổn định là 4000-10000 mg/l. Tải trọng từ 0,6-0,75 kg BOD5/m3/ ngày. Hiệu quả xử lý là 80-90%.

 

Xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính đặc biệt (Oxy Tank)

Sử dụng oxy tinh khiết thay cho việc cung cấp oxy không khí bằng cách thổi khí sẽ tăng cường quá trình làm sạch nước thải bằng biện pháp sinh học, rút ngắn thời gian lưu nước thải trong hệ thống. Song khó khăn nhất là ở thiết bị của hệ thống xử lý sao cho sử dụng được triệt để lượng oxy cung cấp. Để giải quyết vấn đề này người ta đã thiết kế loại thiết bị kín để xử lý nước thải nhưng định kì giải phóng lượng CO2 tích lũy trong môi trường nuôi.

Việc xử dụng oxy tinh khiết đã làm tăng tốc độ oxy hóa các chất hữu cơ trong hệ thống xử lý sinh học dẫn đến tăng tải lượng xử lý chất hữu cơ, vì thế mà tránh được việc phải pha loãng ở một số loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ cao trước khí xử lý hiếu khí. Đồng thời nó cho phép tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể xử lý. Bằng biện pháp đó tăng cường quá trình phân giải các chất có sự tham gia của các enzym ngoại bào nằm trong vỏ nhầy của tế bào hoặc trong các búi bùn hoạt tính.

Điều đáng chú ý là sơ đồ dòng chảy trong bể hiếu khí sử dụng oxy tinh khiết thực tế không khác các mô hình làm sạch nước thải hiếu khí khác.

 

Công nghệ làm thoáng theo chiều sâu

Công nghệ làm thoáng thoe chiều sâu là một trong những loại công nghệ mới đã được đề cập. Thực chất các công nghệ này cũng là công nghệ bùn hoạt tính. Nhờ quá trình trao đổi khí với chất lỏng xảy ra với cường độ cao và kéo dài nên tiết kiệm được lượng khí cung cấp.

Trên đây là một số phương pháp ứng dụng xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính mà tôi muốn chia sẽ đến bạn. Mong rằng có thể phần nào giúp bạn hiểu thêm về những phương pháp xử lý nước thải sinh học trong việc ứng dụng bùn hoạt tính và vi sinh xử lý nước thải.

Thông tin trên đây được thao khảo tại EcoCleanTM và Thuvientailieu

 

 

Tags: hệ thống xử lý nước thải , bể Aerotank , xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính
Bài viết liên quan
Chúng ta thường được nghe đến thuật ngữ song chắn rác là một công đoạn quan trọng trong hầu hết các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học.
Theo thông tin trên các báo đài cho biết công ty IPC Solution (Malayxia) cùng các đối tác hợp tác tại Nhật Bản và Việt Nam xem xét khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam nước ta được thiên nhiên trào phú cho nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam, ven bờ có nhiều đảo lớn nhỏ, vùng vịnh có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế, và hàn vạn hecta đầm phá ao hồ…
Với hệ thống như trên để xử lý Amoni đạt QCVN 14 trong nước thải sinh hoạt chúng ta cần điều chỉnh lưu lượng hồi lưu về Anoxic
Từ những năm 1950 đến nay cây cao su vẫn là cây công nghiệp chính của Việt Nam, vì công nghiệp chế biến cao su phát triển và góp phần tăng nguồn thu GDP mỗi năm cho nước nhà. Mặc dù giá cao su ở 2 năm gần đây bị tuộc dốc trầm trọng. Song bên cạnh những đóng góp ấy cũng không thể bỏ qua các vấn đề môi trường do ngành công nghiệp cao su này gây ra.
Bể Aerotank là bể dùng cho quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Bể Aerotank hoạt động dựa trên các chủng vi sinh xử lý nước thải có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
Các hệ thống xử lý nước thải hiện nay chỉ xử lý được các chất thải dễ phân hủy còn dầu mỡ rất khó. Vậy cách xử lý dầu mỡ trong nước thải nào hiệu quả nhất?
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status