Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Trong bài viết xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng các phương pháp sinh học hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về  xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hiếu khí hay còn gọi là bể Aerotank, phương pháp màng lọc sinh học và phương pháp xử lý nước thải thiếu khí (Anoxic). Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những phương pháp xử lý sinh học khác (Chế phẩm vi sinh và bùn hoạt tính). Vậy những phương pháp đó là những phương pháp như thế nào cùng theo giỏi thông tin dưới đây.

 

Phương pháp xử lý nước thải kị khí

Phương pháp này còn được gọi là Anaerobic Treatmen. Vào năm 1890-1891 Scott Monerief cho xây dựng ở nước Anh một bể với khoảng trống ở bên dưới và một lớp đá ở bên trên. Nước thải của người được đưa vào khoảng trống sau đó đi lên qua lớp đá sỏi. Đó là ứng dụng đầu tiên của lọc kị khí. Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu về quá trình kị khí đã được phát triển để xử lý nước thải có nồng độ hữu cơ cao.

 

Bể tự hoại (Septic Tank)

Bể tự hoại là kiểu lên men kị khí lâu đời nhất, bể tự hoại vừa để lắng sơ bộ vừa để lên men cặn. Khi nước chảy qua bể với tốc độ chậm thì cặn lắng xuống đáy và bắt đầu lên men kị khí phân hủy các chất hữu cơ. Các bọt khí tạo ra lại nổi lên mặt nước kéo theo ít cặn lơ lửng lên tới mặt nước và khi bọt vỡ ra thì cặn lại bắt đầu lắn xuống. Kết quả tạo thành một mặt dày ở mặt nước do nhiều hạt cặn bám theo bọt để nhiều hạt nổi lên.

Quá trình lắn và lên men cặn cùng diễn ra trong một ngăn bể cho nên hiệu quả lắn và hiệu quả lên men đều thấp. Quá trình lên men như vậy thường không lên men đến cùng mà thường chỉ dừng lại ở giai đoạn lên men acid. Vi khuẩn và các sản phẩm trao đổi chất đều có thể trôi trong nước. Thời gian lưu bể thường từ 2 đến 4 ngày và thời gian lưu cặn từ 6 đến 1 năm.

 

Bể lắng 2 vỏ và bể lắn kết hợp lên men (Imhoff Tank)

Đặc điểm của những bể này thường là ngăn lắn cách ly với ngăn lên men. Nước thải đi qua ngăn lắng và cặn lơ lửng lắng xuống qua khe hở sẽ lên men ở ngăn dưới. Vì 2 ngăn được tách riêng cho nên khắc phục được các nhược điểm xảy ra với bể tự hoại. Ở ngăn lên men kị khí đều tồn tại vi khuẩn tạo acid và tạo metan. Khí tạo ra được thoát ra bề mặt tự do giữa máng lắng và tường bể. Do vậy sự phát triển của vi khuẩn trong bể lắng 2 vỏ tốt hơn. Sản phẩm của vi khuẩn tạo acid còn lưu lại lâu trong cặn ở ngăn lên men đủ để vi khuẩn tạo metan phát triển. Do đó tạo lượng khí metan tạo ra cũng đáng kể. Thời gian lưu lại ở ngăn lắng khoảng 1,5 giờ như ở những loại bể lắng khác. Thời gian cặn lên men trong bể từ 6 đến 12 tháng. Cặn sau khi lên men có chất lượng tốt và dễ khử nước ở sân phơi bùn.

 

be-tu-hoai-va-be-len-men-sinh-metan-2-vo

Hình minh họa cho bể tự hoại a và bể lên men sinh metan 2 vỏ b

 

Bể xử lý kị khí

Nhiều năm trước đây kiểu xử lý nước thải kị khí thông thường (Common anaerobic suspended – growth proccess) là quá trình phân hủy kị khí đảo trộn hoàn toàn. Quá trình phân hủy kị khí đảo trộn hoàn toàn rất quan trọng trong việc xử lý các chất thải có độ ô nhiễm cao. Ngày nay người ta quan tâm nhiều đến hệ thống xử lý UASB, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm.

Trong quá trình xử lý kị khí UASB, nước thải được đưa vào đáy bể phản ứng. Nước thải chạy qua một lớp đệm bùn sinh học. Khi nước thải tiếp xúc với lớp bùn sinh học sẽ diễn ra quá trình phân giải. Khí tạo thành trong điều kiện kị khí (chủ yếu là metan và cacbondioxit) gây ra hiện tượng tuần hoàn. Điều đó lại giúp cho sự hình thành và duy trì đệm bùn sinh học nói trên. Khí tự do được hút vào vòm thu khí được đặt ở đỉnh của bể phản ứng. Nước thải đã được xử lý cùng với một phần bùn dâng tràn sang một khoang lắn, ở đó các chất rắn lắng xuống tạo thành bùn và nước trong được tách ở trên. Phần bùn lắng được dẫn quay trở lại hệ thống đệm bùn. Bể giữ đệm bùn trong một hệ thống treo, vận tốc của dòng chảy ngược lên khoảng 0,6 – 0,9 m/h.

Xử lý bằng phương pháp này không những thu được nước đạt tiêu chuẩn thải ra thủy vực mà còn thu được lượng khí sinh học giàu metan làm chất đốt hoặc nguyên liệu.

Gần đây trên cơ sở phương pháp UASB đã cải tiến thành phương pháp UAFB (Unflow Anaerobic Filter Proccess) – Phương pháp lọc kị khí chảy ngược. Khác UASB, UAFP sử dụng các cá thể nhân tạo dạng hạt hoặc bảng giá có bề mặt tiếp xúc lớn để vi khuẩn kị khí bám dính với mật độ cao. Nhờ đó mà các tháp kiểu mới đạt được hiệu quả cao hơn nhiều so với tháp xử lý thông thường.

 

Xử lý nước thải bằng ao hồ

Xử lý nước thải bằng ao hồ sinh học là phương pháp xử lý truyền thống có công nghệ thấp và giá thành rẻ nhưng lại là phương pháp xử lý có nhiều hiệu xuất cao. Quá trình xử lý diễn ra giống như các quá trình trong tự nhiên, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi thời gian xử lý dài và diện tích đất sử dụng lớn.

Có 3 kiểu ao hồ sinh học chính và chúng thường được sắp xếp theo trình tự các loại ao hồ có khả năng xử lý nước thải theo những tiêu chuẩn yêu cầu chất lượng nước ra.

 

Thứ nhất là ao kị khí

Sây 2-5m nó tiếp nhận nước thải thô có độ nhiễm bẩn cao, tải trọng BOD5 cao (100 – 400kg/m3/ngày) không có oxy hòa tan, chất huyền phù lắng xuống đáy bể và ở đó diễn ra quá trình phân hủy kị khí ở nhiệt độ cao 15 độ C.

 

Thứ hai là ao khí tùy tiện (Faculative Ponds)

Sâu 1-2m tiếp nhận nước thải thô (ao kị khí bắt buộc sơ cấp) hay nước thải đã lắng (ao kị khí tùy tiện thứ cấp). Lớp nước trên là vùng hiếu khí, lớp nước dưới là vùng kị khí – nơi xảy ra quá trình kị khí. Sự có  mặt của tảo và khả năng quang hợp tạo oxy làm cho môi trường diễn ra quá trình phân hủy kị khí và hiếu khí giữa đêm và ngày.

 

Thứ ba là ao xử lý bổ sung

Sâu 1-2m tiếp nhận nước đầu ra của bể kị khí tùy tiện để nước tiếp tục xử lý các loại vi sinh vật gây bệnh và các chất dinh dưỡng tới mức độ cho phép nhờ thực vật nổi là chủ yếu để điều chỉnh chất lượng nước đầu ra cuối cùng.

Như vậy có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau có thể áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Tùy thuộc vào mô hình, thành phần và tính chất của nước thải nhiễm bẩn hữu cơ cần xử lý cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Yêu cầu của nơi tiếp nhận nguồn xả và khả năng kinh phí cho phép mà người ta lựa chọn phương pháp xử lý sinh học nào cho phù hợp.

 

Thông tin trên đầy được tham khảo từ ECOCLEANTM và Thuvientailieu

Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status