Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng các phương pháp sinh học rất đa dạng nên tôi sẽ chia nhỏ ra từng phần để bạn đọc có thể theo dõi. Trước khi để xử lý một loại nước thải nào đó, người ta cần phân loại nước thải theo nguồn gốc gây ô nhiễm, hay còn được gọi là nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây chính là cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp giải quyết như hóa lý hoặc là sinh học và nên dùng công nghệ nào để xử lý. Thông thường thì người ta có thể chia ra hai loại nước thải là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Trong bài viết trước tôi đã giải thích rỏ về nước thải sinh hoạt, nên bài viết này sẽ không nhắc lại nữa. Nếu bạn quan tâm có thể theo dõi ở bài: Đặc tính và nguồn gốc của nước thải sinh hoạt. Vậy còn nước thải sản xuất là gì? Đó là nước thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải… Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung chung mà phụ thuộc vào từng ngành sản xuất. Riêng nước thải chế biến thực phẩm có chứa nhiều hợp chất hữu cơ hòa tan hoặc ở trạng thái lơ lững, giống như ở nhà bạn chế biến thức ăn rồi xả nước vào bồn rửa bát, các chất thải hữu cơ như thức ăn thừa và dầu mỡ bị rữa trôi vào đường ống thoát nước nhà bạn, lâu ngày sẽ làm cho đường ống thoát nước bị tắc và bạn phải tìm cách thông tắc bồn rửa bát. Nước thải loại này gây ô nhiễm tương đối nặng đến môi trường.
Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng các phương pháp sinh học
Dựa vào nhu cầu oxy trong quá trình xử lý mà các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (Ứng dụng chế phẩm vi sinh và bùn hoạt tính) có thể được phân chia thành các phương pháp xử lý hiếu khí, phương pháp xử lý kị khí và phương pháp thiếu khí. Bạn có thể xem hình bên dưới để hiểu rỏ hơn về các phương pháp xử lý sinh học.

Các phương pháp sinh học xử lý nước thải
Đầu tiên là phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank).
Phương pháp này tôi cũng đã giải thích ở bài trước, bạn có thể theo dõi bài Bể Aerotank – bể phản ứng sinh học hiếu khí để tìm hiểu về định nghĩa của phương pháp này.
Trong phương pháp xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính hiếu khí có nhiều phương pháp khác nhau được hình thành và ứng dụng trên cơ sở thay đổi cấu tạo của bể và phương cách cung cấp oxy.
Xử lý nước thải sinh học bằng màng lọc sinh học.
Lọc nước thải qua đất trên các cánh đồng là một dạng xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học cố định sớm nhất. Các vi sinh vật bám trên bề mặt của các hạt bùn đã sử dụng và làm sạch các chất gây ô nhiễm có trong nước thải. Trong phương pháp xử lý nước bằng màng lọc sinh học cố định, cách vi sinh vật làm sạch nước thải bám vào chất màng cố định hoặc đĩa quay. Có nhiều dạng lọc sinh học cố định nhưng phố biến nhất là dạng sinh học nhỏ giọt và đĩa quay sinh học.

Sơ đồ xử lý nước thải bằng màng sinh học
Phương pháp xử lý nước thải thiếu khí (Anoxic)
Khi hạn chế hoặc ngừng sục khí cho bể bùn hoạt tính – điều kiện thiếu oxy phân tử hòa tan – một số vi sinh vật có khả năng lấy oxy liên kết trong nitrat hay sulfat nhờ khả năng khử của chúng để tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Khi sự khử nitrat xảy ra, các chất hữu cơ sẽ được oxy hóa và nito phân tử được giải phóng từ nitrat sẽ thoát vào không khí. Vì vậy đối với các nước thải ô nhiễm bẩn chứa nhiều nito cần phải xử lý, người ta thường kết hợp các công đoạn hiếu khí và thiếu khí trong cùng một hệ thống xử lý – bể Aerotank hổn hợp

Sơ đồ bể Aerotank hổn hợp
Hệ thống này vừa tận dụng được chất hữu cơ cho quá trình khử nitrat vừa tận dụng được oxy cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ.
Trong bài viết tếp theo chúng ta sẽ tim hiểu một số phương pháp sinh học xử lý nước thải thực phẩm khác như: Phương pháp xử lý nước thải kị khí, xử lý nước thải bằng ao hồ ở bài Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng các phương pháp sinh học Phần2.
Những thông tin trên được tham khảo từ ECOCLCEANTM và Thuvientailieu.