Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Ở bài viết trước tôi đã chia sẽ với bạn một số biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt trong đó có quá trình keo tụ tạo bông, phương pháp tuyến nỗi, trao đổi ion, dializ – Màng bán thấm, trích ly, chưng bay hơi và các phương pháp hóa học như oxy hóa khử hay phương pháp kết tủa hóa học, bạn đọc có thể xem những thông tin này tại bài viết “ Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý ”. Hôm nay trong bài viết này tôi sẽ dành tất cả thời gian để nói về xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học.

 

xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-bang-phuong-phap-sinh-hoc

 

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Photo by internet

 

Phương pháp sinh học:

Phương pháp xử ly sinh học thường được sử dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ: H2S, sulfide, amonia,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp kỵ khí và hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên và nhân tạo. Trong các quá trình xử lý nhân tạo người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu xuất cao hơn xử lý sinh học tự nhiên.

 

Phương pháp sinh học nhân tạo:

Quá trình kỵ khí: Quá trình kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng

 

Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc:

Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và nước thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn, sau khi phân hủy hỗn hợp được đưa sang bể lắng hay bể tuyển nổi để tách riêng phần bùn và nước. Bùn tuần hoàn trở lại bể kỵ khí, lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật thường khá chậm.

 

Bể xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB):

Đây là một trong những quá trình kỵ khí ứng dụng rộng rãi nhất Thế giới do:

Cả 3 quá trình phân hủy, lắng bùn, tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình.

Tạo thành các loại hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng vượt xa so với bùn hoạt tính dạng lơ lửng. Ít tiêu tốn năng lương vận hành.

Ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn và lượng bùn sinh ra dễ tách nước. Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm chi phí bổ sung dinh dưỡng.

Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí mêtan.

 

Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám:

 

Bể lọc kỵ khí:

Bể lọc kỵ khí là một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa carbon trong nước thải. Nước thải được dẫn váo bể từ dưới lên hoặc từ trên xuống, tiếp xúc với lớp vật liệu mà trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển. Vì vi sinh xử lý nước thải được giữ trên bề mặt vật tiếp xúc mà không bị rữa trôi theo nước sau xử lý nên thời gian lưu tế bào sinh vật rất cao (khoảng 100 ngày).

 

Bể phản ứng có dòng nước đi qua lớp cặn lơ lửng và lọc tiếp qua lớp vật liệu lọc cố định:

Là dạng kết hợp giữa quá trình xử lý kỵ khí lơ lửng và dính bám.

 

Quá trình hiếu khí:

 

Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng:

Trong quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học (quần thể vi sinh vật hiếu khí) có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước chảy liên tục vào bể Aerotank, trong đó khí được đưa vào và xáo trộn cùng với bùn hoạt tính nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng, tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và tại đây bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Lượng lớn bùn hoạt tính (25 ÷ 75% lưu lượng) tuần hoàn về bể Aerotank để giữ ổn định mật độ vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ. Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng bùn tươi từ bể lắng đợt 1 được tiếp tục để xử lý bùn.

Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-, … Một cách tổng quát vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm: Pseudomonas, Zoogloea, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, … và hai loại vi khuẩn Nitrate hóa: Nitrosomonas, Nitrobacter.

 

Một số dạng bể ứng dụng quá trình bùn hoạt tính lơ lửng như sau:

Bể Aerotank thông thường: Đòi hỏi chế độ dòng chảy nút (plug – flow) khi đó chiều dài bể rất lớn so với chiều rộng. Trong bể này nước thải vào có thể phân bố ở nhiều điểm theo chiều dài, bùn hoạt tính tuần hoàn được đưa vào đầu bể. Ở chế độ dòng chảy nút bông bùn có đặc tính tốt hơn, dễ lắng. Tốc độ sục khí giảm dần theo chiều dài bể. Quá trình phân hủy nội bào xảy ra ở cuối bể.

 

Be-tong-Aerotank-thong-thuong

 

Bể tổng Aerotank thông thường

 

Bể Aerotank mở rộng: Hạn chế lượng bùn dư sinh ra, khi đó tốc độ sinh trưởng thấp, sản lượng bùn thấp và chất lượng nước ra cao hơn. Thời gian lưu bùn cao hơn so với các bể khác (20 ÷ 30 ngày). Hàm lượng bùn thích hợp trong khoảng 3000 ÷ 6000mg/l.

Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn: Bể này thường có dạng tròn hoặc vuông, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Đòi hỏi hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Thiết bị sục khí cơ khí (motour và cánh khuấy) hoặc thiết bị khuếch tán khí thường được sử dụng. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải rất tốt.

 

Be-Aerotank-xao-tron-hoan-toan

Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn

 

Mương oxy hóa: Mương oxy hóa là mương dẫn dạng vòng tròn có sục khí để tạo dòng chảy trong mương, có thể tích đủ để xáo trộn bùn hoạt tính. Vận tốc dòng chảy trong mương thường được thiết kế 3m/s để tránh cặn lắng. Mương oxy hóa có thể kết hợp với quá trình xử lý Nitơ.

Bể hoạt động gián đoạn: (SBR) Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả quá trình xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: làm đầy, phản ứng, lắng, xả cạn, ngưng.

 

Tags: Xử lý nước thải sinh hoạt
Bài viết liên quan
Tại Việt Nam hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất phổ biến ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì những nơi này có số lượng công nhân rất đông và hàng ngày thải ra một lượng lớn các chất thải nên đại đa số các khu công nghiệp, chế xuất tại Việt Nam đều có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Là một trong những công đoạn trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám.
Xử lý nước thải sinh hoạt thường có 3 phương pháp xử lý đó là phương pháp cơ học, phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học (Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt và bùn hoạt tính). Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp cơ học đã được tôi giải thích ở bài viết “Đặc tính và nguồn gốc nước thải sinh hoạt”. Bài viết hôm nay tôi sẽ giải thích cho bạn phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải sinh hoạt.
Ở những bài viết trước chúng tôi giúp bạn làm rỏ những vấn đề về nước thải dệt nhuộm, một trong những loại nước thải đang giết chết chúng ta. Và để mở đầu của bài viết hôm nay cũng như những thời gian tới chúng tôi sẽ giúp bạn làm rỏ các vấn đề của một loại nước thải đã và đang gây ô nhiễm đến môi trường hiện nay, đó là nước thải sinh hoạt.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status