Ở những bài viết trước chúng tôi giúp bạn làm rỏ những vấn đề về nước thải dệt nhuộm, một trong những loại nước thải đang giết chết chúng ta. Và để mở đầu của bài viết hôm nay cũng như những thời gian tới chúng tôi sẽ giúp bạn làm rỏ các vấn đề của một loại nước thải đã và đang gây ô nhiễm đến môi trường hiện nay, đó là nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ đâu?
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của con người như tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác và ngay trong các cơ sở sản xuất.
Đặc tính của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (Thông qua chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Nito, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform,…)
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc vào:
Nồng độ nhiễm bẩn của nước thải
Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường.
Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải và tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, trước tiên cần phải biết thành phần và tính chất của nước thải.
Thành phần nước thải được chia làm 2 nhóm chính: thành phần vật lý và thành phần hóa học.
Thành phần vật lý: Biểu thị các dạng chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, lá cây, sạn, sỏi, cát,…) ở dang lơ lửng (δ > 10-1mm) và các chất ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt (δ = 10-1 ÷ 10-4mm)
Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo (δ = 10-4 ÷ 10-6mm) Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hòa tan (có δ < 10-6mm), chúng có thể ở dang ion hay phân tử: hệ 1 pha, dung dịch thật.
Thành phần hóa học:biểu thị các dạng chất bẩn trong nước thải có tính chất hóa học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, oxit vô cơ, các ion của muối phân ly… (khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt)
Nhóm 2: thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động thực vật, cặn bã bài tiết… (khoảng 58%) Các chất chứa Nitơ: urê, protein, amin, axit amin Các hợp chất nhón Hidrocacbon: mỡ, xà phòng, celllulose… Các hợp chất có chứa Phospho, lưu huỳnh.
Nhóm 3: thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…
Bạn có thể tham khảo: Vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt
Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt:
Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau, từ các loại chất rắn không tan đến những loại chất khó tan hoặc tan được trong nước, xứ lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và tái sử dụng hoặc thải vào nguồn. Để đạt được những mục đích đó, chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.
Thường có các phương pháp xử lý sau:
Xử lý bằng phương pháp cơ học
Xử lý bằng phương pháp hóa lý
Xử lý bằng phương pháp sinh học (Ứng dụng vi sinh xử lý nước thải và bùn hoạt tính)
Phương pháp cơ học:
Xử lý cơ học nhằm mục đích: tách các chất không hòa tan, những vật chất lơ lửng có kích thước lớn như: sỏi, cát, mảnh kim loại, thủy tinh, các tạp chất nổi,… và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải Xử lý cơ học là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình xử lý hóa lý và xử lý sinh học.
Song chắn rác, lưới chắn rác:
Nước thải dẫn váo hệ thống xử lý trước hết phải đi qua song chắn rác hoặc thiết bị nghiền rác.
Tại đây các thành phần rác có kích thước lớn như: vỏ hộp, bao nylon, đá cuội… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trong nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Bể lắng cát: Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, đá cuội hoặc các tạp chất vô cơ khác có kích thước từ 0.2 ÷ 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống và ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.
Bể lắng cát thường có 3 loại:
lắng cát ngang, lắng cát thổi khí, lắng cát tiếp tuyến. Ngoài ra còn có bể lắng cát đứng nhưng không thông dụng. Cát từ bể lắng cát đưa đi phơi khô ở sân phơi cát và cát khô thường được sử dụng lại cho mục đích xây dựng. Bể lắng: Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riệng của nước, cặn hình thành trong quá trình keo tụ tạo thành bông (bể lắng đợt 1) hoặc cặn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học (bể lắng đợt 2). Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng radian.
Bể điều hòa: Bể điều hòa có nhiệm vụ duy trì dòng thải và nồng độ vào các công trình xử lý, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra, đồng thời nâng cao hiệu suất của quá trình xử lý sinh học (Ứng dụng chế phẩm vi sinh và bùn hoạt tính).
Bể lọc: Bể lọc được xây dựng để tách các tạp chất có kích thước nhỏ khi không thể loại được bằng phương pháp lắng.
Quá trình lọc trước khi sử dụng trong xử lý nước thải thường chỉ sử dụng trong trường hợp nước sau khi xử lý đòi hỏi có chất lượng cao:
Để tăng hiệu suất công tác của công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp thoáng gió sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40 ÷ 45% theo BOD. Trong số các công trình xử lý cơ học phải kể đến bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ, bể lắng trong đó có ngăn phân hủy là những công trình vừa để lắng, vừa để phân hủy cặn lắng.
Đôi khi người ta còn tách các hạt lơ lửng bằng cách tiến hành lắng chúng dưới tác dụng của lực ly tâm trong các xyclon thủy lực hay máy ly tâm.
Ở bài sai chúng tôi sẽ giải thích phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải sinh hoạt trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, quý đọc giả đón xem.