Là một trong những khu vực quan trọng nhất của ngôi nhà, người ta hay nói bếp là“nơi giữ lửa của ngôi nhà” cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen bếp là nơi nấu nướng và chế biến các món ăn cho gia đình, với nghĩa bóng nhà bếp là nơi sum họp tất cả các thành viên trong gia đình, có thể là cuối ngày hoặc cũng có thể là dịp cuối năm. Vì thế mỗi khi Tết đến xuân về bạn và mọi người thường dọn dẹp nhà cửa để đón Tết, và nhà bếp là nơi được tiến hành dọn dẹp đầu tiên. Ở bài viết này mục đích của Ana không chỉ chia sẻ đến bạn những mẹo Tết giúp bạn vệ sinh nhà cửa đón Tết, mà Ana chia xin được nêu ra 3 sai lầm thường mắc phải khi vệ sinh bếp ăn.
1. Sử dụng xà phòng hay nước rửa bát để lau chùi dầu mỡ trên bề mặt nhà bếp và các vật dụng nhà bếp
Đối với những chi tiết nhỏ trong nhà bếp bị dầu mỡ và các vết bẩn bám dính, bạn chỉ cần sử dụng xà phòng hay nước rửa bát để lau chùi là có thể loại bỏ dầu mỡ và các vết bẩn. Nhưng khi vệ sinh, tẩy rửa dầu mỡ cho nhiều vật dụng, nội thất bề mặt nhà bếp với kích thước và quy mô lớn, nếu chỉ sử dụng xà phòng hay nước rửa bát để lau chùi thì không thể loại bỏ hết dầu mỡ và các vết bẩn, gian bếp vẫn ám mùi và dầu mỡ vẫn còn sót lại.

Sử dụng xà phòng và nước rửa bát để vệ sinh, loại bỏ dầu mỡ trên vật dụng nhà bếp. Photo by internet
Để loại bỏ nhanh chóng dầu mỡ và các vết bẩn cho bề mặt bếp và các vật dụng nhà bếp khác, cách tốt nhất là bạn sử dụng một ít dung dịch hóa chất tẩy rửa dầu mỡ chuyên dụng EcoKlen Degrease, giúp làm sạch vết bám dầu mỡ và các vết bám bẩn, sáng bóng bề mặt gian bếp cũng như các vật dụng trong bếp ăn. Rất đơn giản bạn chỉ cần pha loãng một lượng EcoKlen Degrease vừa đủ để tẩy rửa dầu mỡ, vết bẩn trên bề mặt. Cuối cùng bạn sử dụng một khăn vải mềm khác có thấm nước ấm và vắt khô sau đó lau lại một lần nữa lên bề mặt bếp ăn và các vật dụng nhà bếp.
Tuy là một hóa chất tẩy rửa nhưng EcoKlen Degrease không chứa hóa chất Butyl hay Axit độc hại nên tuyệt đối an toàn với người và không hây hư hại cho bề mặt bếp ăn cũng như các vật dụng nhà bếp, đặc biệt là các vật dụng bằng gỗ như tủ bếp gỗ, hay sàn nhà bếp bằng gỗ…
2. Nấu nướng trước rồi mới dọn dẹp vệ sinh bếp ăn
Nhiều người có thói quen chế biến các món ăn xong hết rồi mới thực hiện công việc việc dọn dẹp, vệ sinh bếp ăn. Thói quen này khiến cho nhà bếp sau mỗi lần nấu ăn nhìn chẳng khác gì một “bãi chiến trường cả” với vô số đồ vật, dụng cụ vứt ngổn ngang cùng các vết bám bẩn của dầu mỡ trong quá trình nấu nướng.
Để bếp ăn luôn sạch và gọn gàng bạn cần tập cho mình thói quen nấu nướng và dọn dẹp cùng lúc để sau mỗi lần chế biến thức ăn, bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian để vệ sinh, dọn dẹp bếp ăn.

Nhiều chị em nội trợ mắc phải thói quen bừa bộn trong quá trình chế biến thức ăn. Photo by internet
3. Dọn dẹp và vệ sinh bếp ăn một mình
Công việc nội trợ bạn chịu trách nhiệm chính trong gia đình, nhưng không hẳn vì thế mà bạn phải loay hoay một mình trong bếp trước và sau bữa ăn, để rồi công việc nội trợ khiến bạn mệt mỏi và bực dọc. Vì thế thay vì lầm lũi dọn dẹp một mình, bạn sẽ thấy mọi việc sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi mọi người trong gia đình quan tâm, hỗ trợ nhau làm bếp và lau dọn sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh bếp ăn một mình khiến bạn cảm thấy mệt nhoài. Photo by internet
Công việc dọn nhà và dọn bếp đón tết mất khá nhiều công sức và cũng khá vất vả. Nhưng với những chia sẽ này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Và vui vẻ hơn khi các thành viên trong gia đình đều hỗ trợ bạn trong việc dọn nhà đón Tết.