Bạn có biết rằng nước thải công nghiệp dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong tất cả các ngành công nghiệp ? Bạn có nghi ngờ thông tin này của tôi? Chỉ cần xét về hai yêu tố lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải thì sẽ biết được là điều tôi vừa nói là đúng hay sai ngay thôi. Bạn càng ngạc nhiên hơn nữa là 72% lượng nước được sử dụng cho công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm, và cũng chính tại công đoạn này đã và đang là nguồn gây ra ô nhiễm khá mạnh về lượng cũng như về thành phần các chất ô nhiễm.
Quay lại vấn đề vì sao nước thải dệt nhuộm được xem là loại nước thải gây ô nhiễm nhất trong tất cả các ngành công nghiệp?
Bởi vì thành phần trong nước thải dệt nhuộm đa dạng và phức tạp. Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX- AdsorbableOrganohalogens), muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là 40°C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn. Trong số các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc nhuộm azo không tan – loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 60-70% thị phần. Thông thường, các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định tồn tại trong nước thải. Lượng thuốc nhuộm dư sau công đoạn nhuộm có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao, và nồng độ chất ô nhiễm lớn. Đây chính là câu trả lời của tựa đề bài viết này “Nước thải ngành dệt nhuộm đang giết chết chúng ta”.
Ngoài những chất độc hại trên, thành phần có trong nước thải dệt nhuộm khó xử lý hơn những loại nước thải khác vì tính chất của nước thải dệt nhuộm không ổn định. Lấy ví dụ cho bạn hiểu: Tháng thứ nhất mặt hàng của bạn là các loại vải single jersey, Rib, Interlock... thì công nghệ dệt nhuộm và phẩm màu cùng các chất để nhuộm cho vật liệu trên là A. Nhưng đến tháng thứ hai mặt hàng của bạn là sợi vải mành, sợi spandex, nylon, polyester, sợi để sản xuất thảm… Thì bắt buộc công nghệ của bạn cần phải đổi mới, phẩm màu cũng phải đổi mới sang B. Vì vậy nên việc xác định chính xác thành phần và tính chất nước thải không dễ dàng.
Các yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho nước thải dệt nhuộm là:
hiệu quả xử lý, hiệu quả kinh tế, tính chất và lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, ... Ba phương pháp thường được ứng dụng riêng lẽ hoặc kết hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm là: phương pháp hóa lý, phương pháp oxy hóa bậc cao và phương pháp sinh học ( Vi sinh xử lý nước thải và bùn hoạt tính). Quá trình xử lý hóa lý với phương pháp keo tụ-tạo bông, tuyển nổi và hấp phụ thu được hiệu quả cao trong việc khử độ màu và giảm nồng độ BOD. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí hóa chất cao và lượng bùn sinh ra lớn (0,5-2,5kg TS/ m3 nước thải xử lý). Trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa bậc cao, các chất oxy hóa thường được sử dụng là Chlorine (Cl2), Hydroxy Peroxide (H2O2), và Ozone (O3), với Cl2 được đánh giá là chất oxy hóa kinh tế nhất. Nhược điểm của phương pháp oxy hóa bậc cao là chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao, không thích hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất ô nhiễm lớn. Bên cạnh đó, quá trình xử lý sinh học với bùn hoạt tính hiếu khí và kỵ khí cũng có thể được sử dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm với hiệu quả cao, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian xử lý dài và hiệu quả xử lý các chất màu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thấp.
Sơ đồ mô hình hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Hiện nay, nước thải dệt nhuộm thường được xử lý bằng cách kết hợp các quá trình xử lý sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm và keo tụ-tạo bông. Quá trình xử lý sinh học giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học và xử lý một phần các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học dưới tác dụng của quá trình sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật, giúp giảm bớt tải lượng hoạt động của quá trình xử lý hóa lý keo tụ tạo bông. Việc bố trí quá trình xử lý sinh học trước quá trình xử lý hóa lý giúp giảm bớt chi phí hóa chất và chi phí xử lý bùn hóa lý. Đây cũng chính là công nghệ được đa số các công nghiệp dệt may tại Việt Nam lựa chọn trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. (Theo: thông tin tổng hợp và chọn lọc từ Internet).