Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp cơ học, cộng với những bài viết liên quan khác đến vấn đề nước thải dệt nhuộm, thì ta cũng đã thấy rằng nước thải dệt nhuộm nguy hiểm như thế nào khi được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý qua quy trình quy trình nào cả. Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài viết trước với một phương pháp mới đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học.

 

xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom-bang-phuong-phap-hoa-hoc

 

Một số hình ảnh về nước thải đệt nhuộm và thực nghiệm xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học. Photo by internet

 

Những phương pháp hóa học khi xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm trung hòa, oxy hóa và khử. Các phương pháp trên đây tốn khá nhiều chi phí vì đều sử dụng tác nhân hóa học. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép kín. Đôi khi phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm để xử lý sinh học, hay sau công đoạn này như là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn.

 

Phương pháp trung hòa trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau

- Trộn lẫn nước thải với axit hoặc kiềm.

- Bổ sung các tác nhân hóa học.

- Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.

- Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ amoniăc bằng nước axit.

Trong quá trình trung hòa một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử dụng cho quá trình.

 

Oxy hóa và khử trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Clo ở dạng khí và hóa lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, pemanganat kali, bicromat kali, oxy không khí, ozon... là các chất oxy hóa để làm sạch nước thải.

Trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.

 

Oxy hóa bằng Clo

Clo và các chất có chứa clo hoạt tính là chất oxy hóa thông dụng nhất. Các xí nghiệp dệt nhuộm thường sử dụng chúng để tách H2S, hydrosunfit, các hợp chất chứa metylsunfit, phenol, xyanua ra khỏi nước thải.

Khi clo tác dụng với nước thải xảy ra phản ứng

Cl2 + H2O = HOCl + HCl

HOCl ↔ H+ + OCl-

Tổng clo, HOCl và OCl- được gọi là clo tự do hay clo hoạt tính.

Các nguồn cung cấp clo hoạt tính còn có clorat canxi (CaOCl2), hypoclorit, clorat, dioxyt clo, clorat canxi được nhận theo phản ứng

Ca(OH)2 + Cl2 = CaOCl2 + H2O

Lượng clo hoạt tính cần thiết cho một đơn vị thể tích nước thải là: 10 g/m3 đối với nước thải sau xử lý cơ học, 5 g/m3 sau xử lý sinh học hoàn toàn.

 

Phương pháp Ozon hóa

Ozon tác động mạnh mẽ với các chất khoáng và chất hữu cơ, oxy hóa bằng ozon cho phép đồng thời khử màu, khử mùi, tiệt trùng của nước. Sau quá trình ozon hóa số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt đến hơn 99%, ozon còn oxy hóa các hợp chất Nito, Photpho...

 

Bạn có thể xem thêm phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh xử lý nước thải công nghiệp

 

Trên đây là các quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học mà các xí nghiệp dệt nhuộm thường áp dụng vào trong hệ thống xử lý nước thải của mình. Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục đến quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý, một trong những phương pháp không thể thiếu trong xử lý nước thải dệt nhuộm nói riêng và xử lý nước thải nói chung.

Tags: Xử lý nước thải dệt nhuộm , nước thải dệt nhuộm
Bài viết liên quan
Nước thải ngành dệt nhuộm có nồng độ chất hữu cơ cao, chứa nhiều tạp chất và hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời các hóa chất phụ trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Vì thế phải tiến hành xử lý hóa lý trước khi đưa vào các công trình sinh học nhằm loại trừ các yếu tố gây hại và tăng khả năng xử lý của vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm.
Hiện nay các xí nghiệp dệt nhuộm tại nước ta đã số xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều kết quả đáng kể như khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật. Song khi áp dụng phương pháp này tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn. Vì thế trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm ngoài phương pháp hóa học, cơ học, hóa lý ra thì còn một phương pháp nữa đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học.
Từ những bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học và phương pháp cơ học, qua đó chúng ta đã thấy được những tích cực và những cái hạn chế từ 2 phương pháp mà chúng ta vừa được nhắc tới . Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm một phương pháp nữa, đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa - lý.
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Vì thế để xử lý loại nước thải này cần thiết phải xây dựng hệ thống mà có thể áp dụng được nhiều phương pháp xử lý như: Phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa – lý và phương pháp sinh học ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm
Để xử lý loại nước thải nguy hại này, đa số các xí nghiệp đều sử dụng phương pháp hóa lý, như vậy sẽ tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu kinh tế mà nước thải ra môi trường lại không được xử lý triệt để, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn mà hiệu quả không cao. Vì thế các xí nghiệp dệt nhuộm cần có phương pháp xứ lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp với hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải.
Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm rất nhiều chất trong đó có cả chất hữu cơ, các chất màu và nhiều chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường.
Bài viết hôm giúp bạn hiểu rỏ hơn đặc điểm chung cũng như cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm phân tán trong nước thải dệt nhuộm. Nó là một trong những thông tin mà tôi muốn bổ sung vào seri nước thải ngành dệt nhuộm để có cái nhìn chi tiết hơn cho loại nước thải được xếp vào top 1 nước thải gây ô nhiễm môi trường này.
Trước khi viết bài này tôi đã có viết một bài với nhan đề “Nước thải ngành dệt nhuộm đang giết chết chúng ta”. Trong bài tôi có nói rỏ về thành phần của nước thải dệt nhuộm là rất phức tạp, nước thải dệt nhuộm được cho là loại nước thải gây ô nhiễm nhất hiện nay. Vì sao gọi là nước thải gây ô nhiễm nhất? bạn có thể xem lại bài viết nước thải ngành dệt nhuộm thì sẽ có câu trả lời.
Thành phần trong nước thải dệt nhuộm đa dạng và phức tạp. Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX- AdsorbableOrganohalogens), muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là 40°C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status