Hiện nay các xí nghiệp dệt nhuộm tại nước ta đa số xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều kết quả đáng kể như khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật. Song khi áp dụng phương pháp này tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn. Vì thế trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm ngoài phương pháp hóa học, cơ học, hóa lý ra thì còn một phương pháp nữa đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học nhằm hỗ trợ cho những phương pháp trước trong quá trình xử lý nước thải.
Công đoạn dệt nhuộm. Photo by internet
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải của các vi sinh vật. Các vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình phát triển, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản. Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học được sử dụng để xử lý hoàn toàn các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải. Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã qua xử lý sơ bộ qua các công trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý.
Quá trình sinh học gồm các bước
- Chuyển các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan thành thể khí và các vỏ tế bào vi sinh.
- Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải.
- Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng.
Chất nhiễm bẩn trong nước thải dệt nhuộm phần lớn là những chất có khả năng phân hủy sinh học.
Thường nước thải dệt nhuộm thiếu nguồn N và P dinh dưỡng.
Khi xử lý hiếu khí cần cân bằng dinh dưỡng theo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1 hoặc trộn nước thải dệt nhuộm với nước thải sinh hoạt để các chất dinh dưỡng trong hỗn hợp cân đối hơn. Các công trình sinh học như: lọc sinh học, bùn hoạt tính, hồ sinh học hay kết hợp xử lý sinh học nhiều bậc...
Nên sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm nào cho quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học?
Nói về chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm thì không thể không nhắc đến EcoCleanTM 200-T, một trong những sản phẩm hiệu lực cao, với mật độ vi sinh cao (1x109 tỉ/gram). EcoCleanTM 200-T là sự kết hợp giữa các chủng vi sinh, chất dinh dưỡng vi lượng, chất căng bề mặt.
Chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm EcoCleanTM Photo by EcoCleanTM
Những hệ thống nào có thể ứng dụng vi sinh EcoCleanTM 200-T?
Hệ thống có thể ứng dụng dòng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm này như: Trạm thu; Trạm bơm, Mương oxy hóa, RBCS; Unox; Bể phân hủy; Bể bùn; Cải tạo đất; Hệ thống cống dẫn; Imhoff tanks; Đường cống; Bể hiếu khí Aeroten; SBRS; Lagoon; Bể Lọc Sinh Học nhỏ giọt.
Ngoài những thông tin sơ lược trên về chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm EcoCleanTM 200-T, thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến HOTLINE: 0908.901.955 để được chuyên viên tư vấn giúp bạn rỏ hơn về chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm nói riêng và vi sinh xử lý nước thải công nghiệp nói chung này như: Hợp chất phân hủy, Enzym hoạt tính, quy cách đóng gói, những tính chất đặc trưng hay điều kiện hoạt động cũng như cách bảo quản và xử lý...
Trên đây là những thông tin về quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học, cũng như dòng chế phẩm vi sinh được sử dụng trong quá trình này mà tôi muốn chia sẽ đến bạn. Nước thải dệt nhuộm là một loại nước thải nguy hại với nhiếu tạp chất khó phân hủy, khó xử lý. Vì thế trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm không chỉ áp dụng một phương pháp riêng lẻ mà cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau, để nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải và không gây ô nhiễm đến môi trường.