Nói tới ngành dệt nhuộm thì các xi nghiệp và cả nhà nước ta đang đau đầu về vấn đề xử lý nước thải của ngành này. Vì đây là loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao, nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Tuy nhiên do đặc điểm của ngành công nghiệp dệt nhuộm là công nghệ sản xuất gồm nhiều công đoạn, thay đổi theo mặt hàng nên việc xác định thành phần chất, lưu lượng nước thải gặp nhiều khó khăn, cần phải thay đổi hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm thường xuyên hoặc cần xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các quá trình xử lý như: Xử lý cơ học, xử lý sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm vào trong hệ thống và xử lý hóa lý.

Sơ đồ trạm xử lý nước thải có quy mô trung bình từ 100-1000 m3/ ngày, bao gồm đầy đủ các quá trình xử lý được nhiều xí nghiệp xây dựng. Photo by internet
Quay trở lại phần nội dung chính trong việc phân tích khả năng gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm, ta sẽ tìm hiểu về sự phân phối nước trong nhà máy dệt nhuộm như sau:
Sản xuất hơi: 5.3%
Nước làm sạch thiết bị: 6.4%
Nước làm mát và xử lý bụi trong thiết bị dệt nhuộm: 72.3%
Nước vệ sinh: 7.6%
Nước cho việc PCCC và các vấn đề khác là: 0.6%
Qua các con số trên đây ta thấy lượng nước thải phát sinh ra từ các nhà máy dệt nhuộm là rất lớn, và ứng với mỗi công đoạn khác nhau trong quá trình dệt nhuộm sẽ có lưu lượng nước thải và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau. Điều này sẽ được thể hiện qua hình ảnh bên dưới, cùng các số liệu bên dưới đây!

Các chất ô nhiễm và đặc tính nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm
Lượng nước thải tính cho một đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng như sau:
Hàng len nhuộm dệt thoi: 100 – 250 m3/1 tấn vải
Hàng vải bông nhuộm dệt thoi: 80 – 240 m3/ tấn vải bao gồm
+ Hồ sợi : 0,02 m3/ 1 tấn
+ Nấu, rũ hồ, tẩy: 30 – 120 m3/ 1 tấn
+ Nhuộm: 50 – 120 m3/ 1 tấn
Hàng vải bông, nhuộm, dệt kim: 70 – 180 m3/ 1 tấn vải
Hàng vải bông in hoa dệt thoi: 65 – 280 m3/ 1 tấn vải, bao gồm:
+ Hồ sợi: 0,02 m3/ 1 tấn
+ Nấu, rũ hồ, tẩy: 30 – 120 m3/ 1 tấn
+ In sấy: 5 – 20 m3/ 1 t ấn
+ Giặt: 30 – 140 m3/ 1 tấn
Chăn len màu từ sợi polyacrylonitrit: 40 – 140 m3/ 1 tấn, bao gồm:
+ Nhuộm sợi: 30 – 80 m3/ 1 tấn
+ Giặt sau dệt: 10 – 70 m3/ 1 tấn
Vải trắng từ olyacrylonitrit: 20 – 60 m3/ 1 tấn.
Từ những con số bên trên ta thấy, với lượng hóa chất sử dụng của ngành dệt nhuộm khi thải ra ngoài, ra nguồn tiếp nhận như sông ngòi, ao hồ hay biển thì sẽ gây độc cho các loài thủy sản. Bởi khả năng gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm đối với môi trường là rất cao nên các xí nghiệp dệt nhuộm ở nước ta cần có những biện pháp, hệ thống xử lý loại nước thải này hợp lý. Vừa có thể xử lý tối đa các chất thải để đạt tiêu chuẩn nước thải ra môi trường do nhà nước quy định, mà vừa lại tiết kiệm chi phí đầu tư, xây dựng hệ thống. Để có được giải pháp tốt nhất trong việc lựa chọn hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, bạn có thể xem thêm bài: nước thải dệt nhuộm của các doanh nghiệp xử lý theo những dạng nào? Để có thể chọn một hệ thống xử lý phù hợp với xí nghiệp của mình.
Một vài số liệu và thông tin trong bài viết này được tham khảo tại: EcoClean.com.vn và tailieu.vn