Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Bạn có biết rằng nước thải công nghiệp dệt nhuộm được đánh giá là ô nhiễm nhất trong tất cả các ngành công nghiệp ? Bạn có nghi ngờ thông tin này của tôi? Chỉ cần xét về  hai yêu tố lượng nước thải và thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải thì sẽ biết được là điều tôi vừa nói là đúng hay sai ngay thôi. Bạn càng ngạc nhiên hơn nữa là 72% lượng nước được sử dụng cho công đoạn nhuộm và hoàn tất sản phẩm, và cũng chính tại công đoạn này đã và đang là nguồn gây ra ô nhiễm khá mạnh về lượng cũng như về thành phần các chất ô nhiễm.

 

Quay lại vấn đề vì sao nước thải dệt nhuộm được xem là loại nước thải gây ô nhiễm nhất trong tất cả các ngành công nghiệp?

Bởi vì thành phần trong nước thải dệt nhuộm đa dạng và phức tạp. Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX- AdsorbableOrganohalogens), muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là 40°C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn. Trong số các chất ô nhiễm có trong nước thải dệt nhuộm, thuốc nhuộm là thành phần khó xử lý nhất, đặc biệt là thuốc nhuộm azo không tan – loại thuốc nhuộm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, chiếm 60-70% thị phần. Thông thường, các chất màu có trong thuốc nhuộm không bám dính hết vào sợi vải trong quá trình nhuộm mà bao giờ cũng còn lại một lượng dư nhất định tồn tại trong nước thải. Lượng thuốc nhuộm dư sau công đoạn nhuộm có thể lên đến 50% tổng lượng thuốc nhuộm được sử dụng ban đầu làm cho nước thải dệt nhuộm có độ màu cao, và nồng độ chất ô nhiễm lớn. Đây chính là câu trả lời của tựa đề bài viết này “Nước thải ngành dệt nhuộm đang giết chết chúng ta”.

Ngoài những chất độc hại trên, thành phần có trong nước thải dệt nhuộm khó xử lý hơn những loại nước thải khác vì tính chất của nước thải dệt nhuộm không ổn định. Lấy ví dụ cho bạn hiểu: Tháng thứ nhất mặt hàng của bạn là các loại vải single jersey,  Rib,  Interlock... thì công nghệ dệt nhuộm và phẩm màu cùng các chất để nhuộm cho vật liệu trên là A. Nhưng đến tháng thứ hai mặt hàng của bạn là sợi vải mành, sợi spandex, nylon, polyester, sợi để sản xuất thảm… Thì bắt buộc công nghệ của bạn cần phải đổi mới, phẩm màu cũng phải đổi mới sang B. Vì vậy nên việc xác định chính xác thành phần và tính chất nước thải không dễ dàng.

 

Các yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho nước thải dệt nhuộm là:

hiệu quả xử lý, hiệu quả kinh tế, tính chất và lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, ... Ba phương pháp thường được ứng dụng riêng lẽ hoặc kết hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm là: phương pháp hóa lý, phương pháp oxy hóa bậc cao và phương pháp sinh học ( Vi sinh xử lý nước thải và bùn hoạt tính). Quá trình xử lý hóa lý với phương pháp keo tụ-tạo bông, tuyển nổi và hấp phụ thu được hiệu quả cao trong việc khử độ màu và giảm nồng độ BOD. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí hóa chất cao và lượng bùn sinh ra lớn (0,5-2,5kg TS/ m3 nước thải xử lý). Trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa bậc cao, các chất oxy hóa thường được sử dụng là Chlorine (Cl2), Hydroxy Peroxide (H2O2), và Ozone (O3), với Cl2 được đánh giá là chất oxy hóa kinh tế nhất. Nhược điểm của phương pháp oxy hóa bậc cao là chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao, không thích hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất ô nhiễm lớn. Bên cạnh đó, quá trình xử lý sinh học với bùn hoạt tính hiếu khí và kỵ khí cũng có thể được sử dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm với hiệu quả cao, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian xử lý dài và hiệu quả xử lý các chất màu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thấp.

 

so-do-mo-hinh-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom

Sơ đồ mô hình hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

 

Hiện nay, nước thải dệt nhuộm thường được xử lý bằng cách kết hợp các quá trình xử lý sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm và keo tụ-tạo bông. Quá trình xử lý sinh học giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học và xử lý một phần các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học dưới tác dụng của quá trình sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật, giúp giảm bớt tải lượng hoạt động của quá trình xử lý hóa lý keo tụ tạo bông. Việc bố trí quá trình xử lý sinh học trước quá trình xử lý hóa lý giúp giảm bớt chi phí hóa chất và chi phí xử lý bùn hóa lý. Đây cũng chính là công nghệ được đa số các công nghiệp dệt may tại Việt Nam lựa chọn trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm. (Theo: thông tin tổng hợp và chọn lọc từ Internet).

Tags: Nước thải dệt nhuộm , Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Bài viết liên quan
Nước thải tại các làng nghề dệt nhuộm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào chắc hẳn mọi người ít nhiều cũng đã biết, ở một bài viết trước đó có tựa đề là thì xulydaumo.com cũng đã nói rỏ về vấn đề này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đến một vấn đề khác cũng liên quan đến đề tài nóng hổi này, đó là hiện trạng quản lý môi trường tại những làng nghề dệt nhuộm. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải dệt nhuộm tại các làng nghề.
Như chúng ta đã biết, các thành phần trong nước thải dệt nhuộm là rất phức tạp, loại nước thải này có chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm nặng cho môi trường nếu như không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, vì thế loại nước thải này được nhà nước ta xếp vào loại nước thải đặc biệt nguy hại nhất
Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề do nước thải dệt nhuộm gây ra đang là vấn đề khiến nhà nước và các làng nghề dệt nhuộm đau đầu bởi tác hại nước thải dệt nhuộm làng nghề đến sức khỏe con người cũng như kinh tế - xã hội là rất lớn.
Nước thải ngành dệt nhuộm có nồng độ chất hữu cơ cao, chứa nhiều tạp chất và hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời các hóa chất phụ trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Vì thế phải tiến hành xử lý hóa lý trước khi đưa vào các công trình sinh học nhằm loại trừ các yếu tố gây hại và tăng khả năng xử lý của vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm.
Hiện nay các xí nghiệp dệt nhuộm tại nước ta đã số xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều kết quả đáng kể như khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật. Song khi áp dụng phương pháp này tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn. Vì thế trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm ngoài phương pháp hóa học, cơ học, hóa lý ra thì còn một phương pháp nữa đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học.
Từ những bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học và phương pháp cơ học, qua đó chúng ta đã thấy được những tích cực và những cái hạn chế từ 2 phương pháp mà chúng ta vừa được nhắc tới . Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm một phương pháp nữa, đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa - lý.
Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp cơ học, cộng với những bài viết liên quan khác đến vấn đề nước thải dệt nhuộm thì ta cũng đã thấy rằng nước thải dệt nhuộm nguy hiểm như thế nào khi được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý qua quy trình quy trình nào cả. Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài viết trước với một phương pháp mới đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học.
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Vì thế để xử lý loại nước thải này cần thiết phải xây dựng hệ thống mà có thể áp dụng được nhiều phương pháp xử lý như: Phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa – lý và phương pháp sinh học ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm
Để xử lý loại nước thải nguy hại này, đa số các xí nghiệp đều sử dụng phương pháp hóa lý, như vậy sẽ tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu kinh tế mà nước thải ra môi trường lại không được xử lý triệt để, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn mà hiệu quả không cao. Vì thế các xí nghiệp dệt nhuộm cần có phương pháp xứ lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp với hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải.
Nói tới ngành dệt nhuộm thì các doanh nghiệp và nhà nước ta đang đau đầu về vấn đề nước thải của ngành này. Vì đây là loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao, nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất.
Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm rất nhiều chất trong đó có cả chất hữu cơ, các chất màu và nhiều chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường.
Bài viết hôm giúp bạn hiểu rỏ hơn đặc điểm chung cũng như cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm phân tán trong nước thải dệt nhuộm. Nó là một trong những thông tin mà tôi muốn bổ sung vào seri nước thải ngành dệt nhuộm để có cái nhìn chi tiết hơn cho loại nước thải được xếp vào top 1 nước thải gây ô nhiễm môi trường này.
Trước khi viết bài này tôi đã có viết một bài với nhan đề “Nước thải ngành dệt nhuộm đang giết chết chúng ta”. Trong bài tôi có nói rỏ về thành phần của nước thải dệt nhuộm là rất phức tạp, nước thải dệt nhuộm được cho là loại nước thải gây ô nhiễm nhất hiện nay. Vì sao gọi là nước thải gây ô nhiễm nhất? bạn có thể xem lại bài viết nước thải ngành dệt nhuộm thì sẽ có câu trả lời.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status