Xử lý dầu mỡ trong nước thải

Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề do nước thải dệt nhuộm gây ra đang là vấn đề khiến nhà nước và các làng nghề dệt nhuộm đau đầu bởi tác hại nước thải dệt nhuộm làng nghề đến sức khỏe con người cũng như kinh tế - xã hội là rất lớn. Vì đặc trưng của ngành dệt nhuộm là sử dụng rất nhiều nước, hóa chất cũng như thuốc nhuộm nên thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm cũng đa dạng và rất khó xử lý. Các tạp chất tự nhiên được tách ra từ sợi vải, chất bẩn, dầu, sáp, hợp chất chứa nitơ, pectin (trong quá trình nấu tẩy), chuội tơ và các hóa chất (sử dụng trong quy trình xử lý vải như hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3,) các loại thuốc nhuộm, chất tẩy giặt. Khoảng 10 - 30% lượng thuốc nhuộm và hóa chất sử dụng bị thải ra ngoài cùng với nước thải.

Bên cạnh ô nhiễm về nước thải thì dệt nhuộm tại các làng nghề còn gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm rác thải và ô nhiễm tiếng ồn.

Về ô nhiễm không khí tại các làng nghề dệt nhuộm chủ yếu là bụi và hơi của hóa chất. Bụi bông sinh ra trong quá trình giàn sợi, đánh ống, xe sợi, dệt vải. Hơi hóa chất phát sinh trong quá trình nấu, tẩy, nhuộm do sử dụng hóa chất ở nhiệt độ cao và hầu hết các thiết bị sản xuất đều là thiết bị hở. Hơi hóa chất chủ yếu là bazo, HCl, Cl2, CH3COOH, chất tẩy giặt. Khí thải lò đốt chứa nhiều thành phần ô nhiễm môi trường không khí như CO2, SO2, CO, NOx và bụi.

Ô nhiễm rác thải: Rác thải ở các làng nghề dệt chủ yếu là xơ nhộng, vụn bông, tơ vụn.

Ô nhiễm tiếng ồn: thiếu ánh sáng, chế độ gió và ẩm không thích hợp.

 

Tac-hai-nuoc-thai-det-nhuom-lang-nghe-den-suc-khoe-con-nguoi

 

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề dệt nhuộm. Photo by internet

 

Những tác hại mà nước thải dệt nhuộm tại các làng nghề đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội

Với đặc trưng ô  nhiễm của làng nghề dệt nhuộm thì nguy cơ mắc các bệnh về về da, hô hấp như viêm mũi, viêm họng, tiêu hóa hay suy nhược thần kinh là rất cao.

Một báo cáo mới đây cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là nhòm người trong độ tuổi lao động  tại làng nghề dệt nhuộm đang có xu hướng cao. Tuổi thọ trung bình tại các làng nghề dệt nhuộm như: Tương Giang, Bắc Ninh, Đông Yên, Quảng Nam, Thái Thương, Thái Bình và làng ươm tơ Cổ Chất, Nam Định ngày càng giảm, thấp hơn 10  năm so với tuổi thọ toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hơn từ 5-10 năm.

Sự ô nhiễm môi trường tại các làng nghề dệt nhuộm không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn gây ra những tổn thất nặng nề về mặt kinh tế và những xung đột môi trường trong cộng đồng nảy sinh ngày càng lớn.

 

Cần làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề dệt nhuộm, cũng như phát triển bền vững nghề dệt nhuộm tại các vùng quê?

Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính (thông qua nguồn vốn vay ưu đãi) để các làng nghề dệt lụa tơ tằm đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải.

Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề.

Có thể hình thành tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề, tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng làng nghề.

Các làng nghề dệt nhuộm tơ tằm tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hiệp ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình.

Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải. Xử lý triệt để các cơ sở làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế.

Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề.

Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tổ chức thu gom và xử lý chất thải, bố trí bãi rác hợp vệ sinh, thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường, lập quỹ bảo vệ môi trường và thu phí vệ sinh.

Quy hoạch và phát triển làng nghề, các giải pháp về kinh tế (phí môi trường và xử phạt vi phạm về môi trường)

Mở các lớp tập huấn hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, áp dụng các quy trình xử lý như cơ học, xử lý sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm vào trong hệ thống và xử lý hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải ra môi trường tiếp đạt chuẩn của nhà nước quy định.

Bài viết liên quan
Nước thải tại các làng nghề dệt nhuộm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào chắc hẳn mọi người ít nhiều cũng đã biết, ở một bài viết trước đó có tựa đề là thì xulydaumo.com cũng đã nói rỏ về vấn đề này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đến một vấn đề khác cũng liên quan đến đề tài nóng hổi này, đó là hiện trạng quản lý môi trường tại những làng nghề dệt nhuộm. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải dệt nhuộm tại các làng nghề.
Như chúng ta đã biết, các thành phần trong nước thải dệt nhuộm là rất phức tạp, loại nước thải này có chứa nhiều tạp chất gây ô nhiễm nặng cho môi trường nếu như không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, vì thế loại nước thải này được nhà nước ta xếp vào loại nước thải đặc biệt nguy hại nhất
Nước thải ngành dệt nhuộm có nồng độ chất hữu cơ cao, chứa nhiều tạp chất và hợp chất vòng khó phân hủy sinh học, đồng thời các hóa chất phụ trợ trong quá trình nhuộm có khả năng gây ức chế vi sinh vật. Vì thế phải tiến hành xử lý hóa lý trước khi đưa vào các công trình sinh học nhằm loại trừ các yếu tố gây hại và tăng khả năng xử lý của vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm.
Hiện nay các xí nghiệp dệt nhuộm tại nước ta đã số xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý, phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều kết quả đáng kể như khử màu, giảm độ đục, cặn lơ lửng và vi sinh vật. Song khi áp dụng phương pháp này tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn và không đáp ứng được yêu cầu kinh tế, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn. Vì thế trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm ngoài phương pháp hóa học, cơ học, hóa lý ra thì còn một phương pháp nữa đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học.
Từ những bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học và phương pháp cơ học, qua đó chúng ta đã thấy được những tích cực và những cái hạn chế từ 2 phương pháp mà chúng ta vừa được nhắc tới . Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm một phương pháp nữa, đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa - lý.
Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp cơ học, cộng với những bài viết liên quan khác đến vấn đề nước thải dệt nhuộm thì ta cũng đã thấy rằng nước thải dệt nhuộm nguy hiểm như thế nào khi được xả thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý qua quy trình quy trình nào cả. Bài viết hôm nay sẽ nối tiếp bài viết trước với một phương pháp mới đó là xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học.
Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Vì thế để xử lý loại nước thải này cần thiết phải xây dựng hệ thống mà có thể áp dụng được nhiều phương pháp xử lý như: Phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa – lý và phương pháp sinh học ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm
Để xử lý loại nước thải nguy hại này, đa số các xí nghiệp đều sử dụng phương pháp hóa lý, như vậy sẽ tiêu tốn một lượng hóa chất rất lớn, không đáp ứng được yêu cầu kinh tế mà nước thải ra môi trường lại không được xử lý triệt để, làm cho giá thành xử lý 1m3 nước thải sẽ rất lớn mà hiệu quả không cao. Vì thế các xí nghiệp dệt nhuộm cần có phương pháp xứ lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học ứng dụng vi sinh xử lý nước thải dệt nhuộm kết hợp với hóa lý, nhằm xử lý triệt để nước thải.
Nói tới ngành dệt nhuộm thì các doanh nghiệp và nhà nước ta đang đau đầu về vấn đề nước thải của ngành này. Vì đây là loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao, nguồn nước thải phát sinh trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất.
Nước thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm rất nhiều chất trong đó có cả chất hữu cơ, các chất màu và nhiều chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường.
Bài viết hôm giúp bạn hiểu rỏ hơn đặc điểm chung cũng như cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm phân tán trong nước thải dệt nhuộm. Nó là một trong những thông tin mà tôi muốn bổ sung vào seri nước thải ngành dệt nhuộm để có cái nhìn chi tiết hơn cho loại nước thải được xếp vào top 1 nước thải gây ô nhiễm môi trường này.
Trước khi viết bài này tôi đã có viết một bài với nhan đề “Nước thải ngành dệt nhuộm đang giết chết chúng ta”. Trong bài tôi có nói rỏ về thành phần của nước thải dệt nhuộm là rất phức tạp, nước thải dệt nhuộm được cho là loại nước thải gây ô nhiễm nhất hiện nay. Vì sao gọi là nước thải gây ô nhiễm nhất? bạn có thể xem lại bài viết nước thải ngành dệt nhuộm thì sẽ có câu trả lời.
Thành phần trong nước thải dệt nhuộm đa dạng và phức tạp. Các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải dệt nhuộm là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX- AdsorbableOrganohalogens), muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn, nhiệt độ cao (thấp nhất là 40°C) và pH của nước thải cao do lượng kiềm trong nước thải lớn.
Facebook Fanpage
Có thể bạn cần
EcoClean - Chế phẩm sinh học thông cống thoát nước
Hỗ trợ trực tuyến 24 / 7
tư vấn xử lý dầu mỡ
Xử lý dầu mỡ, tắc nghẽn đường ống
0906.960.177
tư vấn xử lý hầm tự hoại
Xử lý hầm tự hoại, khử trùng, diệt nấm mốc
0909.025.177
tư vấn khử mùi cống
Xử lý mùi hôi cống thoát nước
0906.675.062
tư vấn hóa chất làm sạch
Hóa chất làm sạch
0909.692.177
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
Vi sinh nuôi tôm cá thủy sinh, nuôi trồng thủy sản
0902.907.704
Website được tài trợ bởi: moitruongdeal.vn - lọc khí gia đình
 
Design by: minhchien.xyz
DMCA.com Protection Status